Một hôm, tại một gia đình giàu có, người cha quyết định đưa con trai mình tới một vài nơi ở ngoại thành, để xem mọi người nhất là nông dân có thể nghèo đến mức nào.
Họ đến vùng ngoại ô yên bình và trả một ít tiền để thuê nhà trọ của một người nông dân, mà người cha cho rằng thuộc số những người nghèo nhất xã hội.
Khi về đến nhà, người cha hỏi:
– Bây giờ con có thể hình dung ra rằng một con người có thể nghèo đến mức nào rồi chứ?
– Vâng ạ.
– Thế con học được gì từ chuyến đi?
– Có ạ! – người con đáp – Con nhìn thấy rằng chúng ta có một con thú cưng, còn họ thì có nhiều chó, lợn, gà thật vui vẻ. Chúng ta có một bể bơi nhỏ xíu trong vườn, còn họ thì có cả dòng suối, song thật lớn. Chúng ta phải trả tiền để mua đèn trong nhà, còn họ có cả một bầu trời sao vào buổi tối. Chúng ta xây sân trong chỉ vỏn vẹn trước nhà, còn họ có cả một chân trời. Chúng ta có một mảnh đất nhỏ để xây nhà mà sống, còn họ có những cánh đồng rộng mênh mông. Chúng ta phải mua rau và cây cảnh, còn họ tự trồng được. Chúng ta phải xây những bức tường bao quanh tài sản của chúng ta để bảo vệ chúng ta, còn họ có những người bạn bảo vệ nhau.
– Cảm ơn cha đã cho con thấy chúng ta nghèo đến mức nào!
Thế giới nội tâm con người là một tiểu vũ trụ bí ẩn, là một khối rubic nhiều mặt. Cho nên quan niệm về sự giàu có của mỗi người là khác nhau. Có thể nói rằng một người có đời sống tâm hồn phong phú là hạnh phúc, nhưng cũng có những người cho rằng hạnh phúc là những thoả mãn về nhu cầu bản thân, về vật chất. Không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác được
Đây là lời an ủi khéo léo, xoa dịu nỗi buồn những người nghèo khổ. Có tính nhân văn cao. Tuy vậy, nếu giàu mà vẫn có tâm hồn cao thượng, có nhân cách, có tâm thì càng tốt chứ sao? Hình như dân Việt ta hay dị ứng với sự giàu có, nhưng thật ra lại thích giàu!
Giàu và nghèo không lấy ý kiến chủ quan để đánh giá được, nhưng nếu nói “ai thỏa mãn với những thứ vật chất mình đang có” là người giàu nhất thế gian, thì quan điểm này mình không thích, vì nó đi ngược với quy luật phát triển
Tôi cũng là một người nhà quê, tôi cũng rất nghèo về vật chất và tôi cũng chưa bao giờ thiếu thốn về tinh thần, nhưng đôi khi tôi vẫn thấy rất nặng nề về cuộc sống, qua câu chuyện này vô tình tôi lại phát hiện thấy nhưng điều đơn giản vây quanh mình, thật tuyệt khi tinh thần được giải thoát, cảm ơn bạn vì câu chuyện này
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Polaris và bạn Xuân bắc. Còn ở đâu cũng có người nọ người kia. Đâu có quan trọng việc chúng ta xuất thân từ đâu. Câu chuyện này có ý nghĩa rất sâu sắc à chỉ có những ai có tâm hồn rộng mở mới có thể có cái nhìn như cậu bé trong chuyện được.
Nghèo giàu ko quan trọng. Mà quan trọng là chúng ta có biết cách để tận hưởng cuộc sống trong hoàn cảnh của mình và làm cho nó ý nghĩa hay ko thôi…
Phật dạy: Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ.
Thấy được nét đẹp của cuộc sống là một đức tình tốt, nhưng lại không biết trân trọng những gì đang có thì lại rất đáng buồn. Người con dù không muốn thì cũng đã làm tổn thương một phần trong lòng người cha. Người con cần phải học hỏi nhiều để biết quý trọng những gì cuộc sống ban tặng, nhất là những thứ đó được mang lại từ người thân.
Đó chỉ là thói đỏng đảnh của con nhà giàu. Nếu người con đó sinh ra ở một gia đình nghèo mà có được suy nghĩ như vậy thì mới gọi là tốt. Nếu chỉ nhìn thấy một mặt tốt đẹp của cuộc sống xung quanh mà phủ nhận những gì tốt đẹp được ban tặng thành những điều sấu và tồi tệ thì không nên.
Bài viết tuy ngắn mà hàm chứa nhiều ý nghĩa: tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở một vùng nông thôn bình yêu và thơ mộng, được cùng Ba lên rừng xuống ruộng mỗi khi Ba tôi đi làm. Hôm nay tôi đã lớn và Ba đã không còn nữa, tôi đang sống và làm việc tại một thành phố lớn với một công việc rất ổn định nhưng tôi vẫn cảm thấy…
Câu chuyện hay ở chỗ: kết thúc bất ngờ (trái với mạch logic của người đọc). Chính sự trái ngược đó tạo nên ý nghĩa sâu sắc, khiến người đọc suy gẫm nhiều hơn. Thế mới thấy những "người nhà quê vĩ đại", họ không có gì nhưng lại có rất nhiều. Giống như cha mẹ chúng ta, những người nhà quê vĩ đại, họ quê mùa, lạc hậu, chân chất, không có gì trong tay nhưng họ có thể mang cho chúng ta cả tương lai… Bạn có nghe một bà mẹ bán rau muống nuôi mấy người con đỗ đại học không? Bạn có nghe một Tiến sĩ học thành danh nhờ những bát cháo lòng của mẹ chưa?… Người nhà quê nghèo vật chất nhưng tấm lòng phồn hậu, giàu lòng nhân ái, rộng đức hy sinh…
Mình thấy câu chuyện này có gì đó không ổn…Những gì mà câu bé nói dường như chỉ có thể đúc kết từ 1 trái tim rộng lớn của 1 người lớn trải nghiệm qua cuộc sống, hoặc giả là đó là 1 câu bé vô cùng trong sáng và có tấm lòng rộng mở với thế giới và mọi vật xung quanh… Nếu mà 1 đứa trẻ bình thường khó mà có lời nhận xét như vậy… Lời nhận xét mà ngay cả người lớn như chúng ta dường như cũng ít người có thể hiểu được. Đó là giá trị của sự tự do trong tâm hồn mình ko qua trọng đến vật chất thể hiện bên ngoài.
Đúng, đã có tiền chưa chắc đã giàu, chỉ có nhân tâm thanh thản mới là giàu.
Nghèo về vật chất. Nhưng tinh thấn họ luôn nhiều vô kể. Và cho chúng ta thấy cái đẹp của nghệ thuật giàu nghèo.
Mình đồng ý với cách nói của người con là người tuy nghèo nhưng có hạnh phúc và cuộc sống khác với người giàu!
Tôi thấy bài này hay và có ý nghĩa. Nhưng hơi lạc đề một chút, tôi thấy người thành phố và nhất là giới trẻ rất khinh thường những người đến từ vùng nông thôn. Ở nông thôn có rất nhiều điều thú vị mà người thành phố không bao giờ biết được.
Đây mới là lời bình luận chính xác
"Phải chăng tất cả đều tùy thuộc vào cách bạn nhìn mọi thứ? Bạn có thể có được tất cả của cải của mình mong ước, nhưng nếu tâm hồn bạn nghèo nàn, bạn sẽ chẳng có gì cả."
Đó cũng là một cách giáo dục con của một người cha. Rất nhẹ nhàng mà lại sâu lắng. Để lại cho đứa con trai bài học về cuộc sống, về cách sống. Giáo dục lòng yêu thương và quý trọng những giá trị đích thực của cuộc sống.